Lẩu gà thuốc bắc nước dừa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Vì vậy, món ăn được nhiều bà nội trợ yêu thích để chiêu đãi cả gia đình. Tuy nhiên, cách nấu lẩu gà thuốc bắc nước dừa để vừa ngon vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng thì chưa phải ai cũng biết cách làm. Hôm nay, hãy cùng các đầu bếp 5 sao thực hiện món lẩu gà thuốc bắc nước dừa với công thức đơn giản nhé!
Mục lục bài viết
1. Nguyên liệu cần thiết để chế biến lẩu gà hầm thuốc bắc nước dừa
– Gà ta ngon: 1 con (khoảng 1-1,5 kg)
– Thuốc bắc: 1 góilẩu cá khoai
– Nước dừa tươi: 500ml
– Rau ăn kèm: ngải cứu, cải cúc, rau cần, ngô ngọt, cải thảo,…
– Nấm ăn kèm: nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm,…
– Đậu phụ: 4 bìa
– Hành tím: 2 củ
– Ớt: 2 quả
– Gừng: 2 củ
– Trứng vịt lộn: 5 quả
– Gia vị thông thường khác: bột ngọt, hạt nêm, đường, sa tế, muối,…
Cách chọn nguyên liệu tươi ngon mà các mẹ nên biết:
– Thịt gà:
Khi đi chợ, chị em quan sát cách di chuyển của con gà, con nào gật gù ủ rũ thì đó là những con gà có thể đã bị nhiễm bệnh. Vì vậy, hãy chọn những con di chuyển linh hoạt khỏe khoắn.
Nếu mua thịt gà làm sẵn, chú ý vào những con có màu vàng đặc trưng, phần thịt chắc màu hồng hào, da có độ đàn hồi tốt.
Chị em nên lựa chọn các địa chỉ như siêu thị và chú ý vào bao bì có nơi sản xuất rõ ràng thì chọn mua.
– Với nấm hương (nấm đông cô): nấm có mùi hương tự nhiên và đặc trưng, tránh mua những loại nấm có vết mốc trắng trên thân nấm.

2. Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu gà thuốc bắc nước dừa
2.1 Sơ chế nguyên liệu
Hướng dẫn sơ chế thịt gà:
– Gà mua về làm sạch bằng hỗn hợp muối trắng + gừng đập dập + chanh (giấm hoặc rượu trắng). Dùng muối trực tiếp mát xa vào thân gà để làm sạch phần da và khử mùi hôi từ thịt.
– Rửa lại với nước sạch 3 – 4 lần nữa rồi để ra rổ cho ráo nước.
– Tiến hành chặt gà thành những miếng vừa ăn hình chữ nhật khoảng 2 – 3 cm hoặc thành hình bình hành.
– Lòng mề đem rửa với nước muối tinh và loại bỏ những phần không ăn được, sau đó, thái nhỏ và để ra đĩa.

Hướng dẫn sơ chế các nguyên liệu còn lại:
– Thuốc bắc: ngâm với nước ấm khoảng 5 phút
– Ngô: lột bỏ vỏ, bỏ phần râu ngô và cắt từng khúc dài chừng 2 – 3 cm rồi đem rửa sạch.
– Các loại rau ăn kèm: nhặt sạch phần héo úa, bỏ rễ, sau đó ngâm rửa với nước muối pha loãng tầm 10 phút.
– Nấm kim châm: cắt bỏ phần gốc, rồi mang rửa sạch với nước.
– Nấm hương: cho vào bát nước nóng ngâm chừng 5 phút để nấm nở bung ra.
– Đậu phụ: cắt thành hình vuông vừa ăn.
– Trứng vịt lộn: dùng giẻ rửa bát, chà rửa sạch phần vỏ bên ngoài. Cho vào nồi luộc 15 phút rồi vớt ra để nguội.
– Hành tím, tỏi: bóc vỏ, băm nhỏ
– Ớt, gừng: cắt nhỏ
2.2 Tiến hành nấu lẩu gà thuốc bắc nước dừa
Bước 1: Xào sơ qua thịt gà
– Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím, tỏi với 2 muỗng canh dầu ăn. Dầu nóng, chị em cho gà đã sơ chế vào xào qua để thịt gà có màu vàng đẹp mắt.
– Chị em đảo đều tay để thịt gà chín các mặt đều nhau là được.
Bước 2: Nấu nước lẩu
– Khi gà đã săn lại, thêm 2 lít nước lọc và đun sôi.
– Sau đó, các chị em nội trợ lần lượt cho các nguyên liệu sau vào nồi: gói thuốc bắc, vài lát gừng rồi đậy vung.
– Ninh nước dùng trong khoảng 1 giờ đồng hồ với lửa nhỏ liu riu để chất và vị trong thuốc bắc hòa quyện với nhau.
– Khi nước sôi trở lại, chị em thêm 500ml nước dừa tươi.
Bước 3: Nêm nếm gia vị
– Đun thêm khoảng 10 phút, chị em nêm nước lẩu với: 1 muỗng canh hạt nêm + 1 muỗng canh bột ngọt + ½ muỗng canh muối.
– Khuấy đều để gia vị tan ra rồi tắt bếp.
3. Trang trí cho nồi lẩu gà hầm thuốc bắc nước dừa
Các công đoạn chính của lẩu gà thuốc bắc nước dừa đã được hoàn thành xong, bây giờ, nhiệm vụ của chị em là trang trí nồi lẩu sao cho vừa bắt mắt và thuận lợi cho các thành viên.
Đổ phần nước dùng vừa nấu ra nồi chuyên dụng để ăn lẩu, đặt ở vị trí giữa bàn ăn.
Xung quanh nồi lẩu là các đĩa rau ăn kèm, nấm. Trứng vịt lộn luộc chín thì bóc vỏ cho vào nồi lẩu. Trứng sẽ giúp cho nồi lẩu có vị ngọt đậm đà hơn.
Chị em nhớ chuẩn bị thêm những chén nước chấm muối tiêu chanh để tăng hương vị của món ăn này nhé.
4. Những lưu ý CẦN NHỚ khi làm lẩu gà thuốc bắc nước dừa
– Trong quá trình nấu lẩu:
Phần thuốc bắc nếu nấu trong thời gian lâu sẽ lấn át hết mùi vị của thịt gà, nước dừa và những nguyên liệu khác.
Chị em nên hớt phần bọt bẩn liên tục trên bề mặt để nước lẩu giữ được màu trong của nước lẩu và vị thanh thanh ngọt bùi.
Vì vị của thuốc bắc sẽ chiếm khá nhiều hương vị chính của món lẩu, vậy nên, các bà nội trợ tránh gia giảm quá nhiều gia vị sẽ làm lạc mất vị ngon ban đầu.
Trứng vịt lộn nên được luộc trước khi ăn rồi mới thả vào nồi lẩu, không nên luộc trong lúc ăn lẩu vì sẽ để lại mùi tanh của trứng.
Phần rau, các loại nấm và đậu ăn đến đâu thì thả đến đó, tránh ngâm lâu trong nồi sẽ khiến nhừ, nhanh nát và giảm chất dinh dưỡng.
Cùng bắt tay với Yêu Bếp Nhà ngay để thực hiện món lẩu gà thuốc bắc nước dừa và thưởng thức hương vị đặc biệt của món ăn này nhé.