Chọn nấu bún đã là sự lựa chọn khó nhưng chọn cách nấu bún thang như người Hà Nội còn khó hơn. Bún thang nổi tiếng với sự cầu kì và tỉ mỉ trong các bước làm và hương vị thanh đạm làm mê lòng người. Để tạo nên một tô bún thang ngon và chuẩn vị yêu cầu rất cao ở công thức và các bước làm. Sau đây Yêu bếp nhà sẽ giúp các bậc nội trợ trong cách nấu bún thang với công thức chuẩn nhất đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất
Lượn lờ một vòng Hồ Gươm phố cổ sau đó về nhà thưởng thức một tô bún thang làm buổi cuối tuần của gia đình mình thêm ý nghĩa.
Mục lục bài viết
1/ Nguyên liệu cần thiết trong cách nấu bún thang
Bún thang được yêu thích bởi vì hương vị ngọt thanh đạm, nước dùng trong veo và các chất dinh dưỡng mang lại. Nguyên liệu để làm tô bún thang ngon như sau, các bậc nội trợ ghi nhớ và chú ý để không bỏ sót nguyên liệu nào
+ Gà ta: ½ con (4 đến 5 bát)
+ Xương ống heo: 500g
+ Trứng vịt: 4 quả
+ Giò lụa: 150g
+ Tôm khô: 100g
+ Tôm sú: 200g
+ Nấm hương: 50g
+ Củ cải khô: 50g
+ 2 củ gừng đã nướng
+ Hành tím, tỏi mỗi loại 4 củ
+ Bún sợi nhỏ: 1 kg
+ Các loại rau sống như: hành lá, rau răm
Gia vị: dầu ăn, mắm tôm, nước mắm, đường phèn, đường cát trắng, giấm chua

2/ Hướng dẫn chi tiết cách nấu bún thang thơm ngon bổ dưỡng
Hương vị của bát bún thang là vị của nước dùng rất ngọt, trong veo và hương thơm nồng của tôm khô, đây là hương vị đặc biệt điển hình và nức lòng người ăn. Tiến hành lần lượt các bước làm sau của Yêu bếp nhà các bậc nội trợ sẽ đưa ra được hương vị ấy cho tô bún thang của gia đình mình
2.1 Sơ chế nguyên liệu
+ Với xương ống
Xương ống mua về, người nấu phải rửa sạch bằng cách trần qua nước sôi hoặc ngâm trong nước muối loãng trong 5 phút để khử sạch mùi hôi của xương. Lấy dao to chặt hoặc đập dập các đầu ống xương để thuận tiện cho bước hầm xương
Ướp xương ống: nửa cân xương ống ướp với 1 thìa dầu ăn, 1 thìa ca phê bột canh, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, đảo đều hỗn hợp cho thấm đều gia vị dùng màng bọc thực phẩm để bọc bát ướp xương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Gà
Nửa con gà đem rửa sạch với hỗn hợp rượu trắng và gừng chà sát lên mình gà, đều hai mặt và rửa lại một lần nữa với nước lọc, để ráo nước
+ Với các nguyên liệu khác
Hành lá, rau răm đem nhăt rễ các lá úa héo, rồi rửa sạch với nước, để ráo rồi đem thái nhỏ hạt lựu, lấy một chiếc bát nhỏ để riêng rau vào
Củ cải khô phải ngâm nước ấm hoặc nước nóng trong 20 phút đến 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Với củ cải khô người thái phải thái sợi thật nhỏ và trộn cùng 1 thìa đường trắng, 2 thìa giấm, trộn đều
Tôm khô để riêng, cho ngâm với nước muối và rửa sạch. Tôm sú xanh, cắt râu và đầu tôm, lột vỏ rút đường chỉ đen ở lưng con tôm, cho tôm vào cối đá giã sơ qua rồi để riêng. Giã đều tay để thịt tôm nhuyễn và quyện vào nhau
Với trứng, các bậc nội trợ đập trứng vào bát tô to, thêm chút bột canh vào, khuấy đều, chuẩn bị đem đi rán
Giò lụa thái thành thành cách sợ mỏng như ngoài hàng, cắt các khoanh giò theo hình tròn và dùng dao sắc để có thể thái mỏng và ngon theo chiều dọc để thành được các sợi
2.2 Tiến hành nấu bún thang
Bước 1: Hầm xương để nấu nước dùng
500g xương vừa ướp các mẹ cho vào nồi đủ to, sau đó phi hành mỡ thơm đảo xương ống đều rồi mới đổ nước lọc vào đun sôi. Để đủ cho 4 người ăn, người nấu đổ khoảng 1.5 đến 2 lít nước, đun sôi trên bếp, trong quá trình đun chú ý vớt bỏ bọt vì đây là chất cặn có trong xương. Ninh nươc dùng trong khoảng 50 phút đến 1 tiếng.
Bước 2: Luộc gà
Bắc nồi nước luộc gà lên bếp, cho 1 lít nước vào và 1 thìa bột canh, nửa củ gừng đập dập. Nồi nước dùng sôi, cho gà vào nồi luộc, quá trình luộc gà phải chú ý để lửa vừa không để lửa to và gà chín quá dẫn đến bục và choét thịt, lửa nhỏ vừa cũng giúp cho gà chín âm ỉ từ từ và tỏa mùi thơm ngon. Gà luộc nguội người nấu xé mỏng để ăn và xếp riêng ra một đĩa
Bước 3: Tráng trứng
Bắc một chảo chống dính to lên bếp để tráng trứng. Phi hành mỡ thơm rồi mới cho trứng vào rán, tráng một lớp thật mỏng sau đó cuộn lại để thái mỏng. Bước làm này giống như tráng trứng để làm cơm cuộn. Trứng thái mỏng để riêng ra một đĩa
Bước 4: Làm tôm khô và tôm sú
Trong quá trình nấu nước dùng, các bậc nội trợ bật thêm một bếp khác lên, đặt chảo chống dính cỡ vừa lên. Chảo nóng cho tôm khô vào rang và đảo đều.
Tiếp đó, tiện dùng luôn chảo vừa đảo tôm khô, cho dầu ăn vừa đều trong chảo, đến khi dầu nóng cho tôm sú đã giã vào, thêm 1 thìa cà phê nước mắm đảo cho tôm chín, hơi khô và chắc lại thành ruốc tôm thì xếp ra đĩa.
Bước 5: Hoàn tất tô bún thang
Khi nồi nước ninh xương sôi và xương ống tiết các chất dinh dưỡng thơm ngon vào nước, người nấu cho tôm khô đã rang, đường phèn, nấm hương vào làm nồi nước dùng dậy mùi thơm và hấp dẫn. Chỉ còn bước nêm nếm gia vị nữa thôi là gia đình mình đã có tô bún thang đậm đà hương vị Hà Nội

2.3 Nêm nếm gia vị
Lúc này các bậc nội trợ phải dùng thìa để nếm thử nồi nước dùng, nếu vừa với khẩu vị nhà mình rồi thì không cần nêm nếm thêm, nhưng nếu còn hơi nhạt thì cho thêm một chút nước mắm, 1 thìa hạt nêm, khuấy đều. Nếm thử lại một lần để chắc chắn nồi nước dùng chan bún đã vừa với khẩu vị nhà mình
Xếp bún ra bát, bỏ lần lượt các nguyên liệu đã nấu chín như tôm sú, thịt gà trứng, giò lụa.. và rau sống như hành lá, rau dăm,… theo thứ tự đẹp mắt và chan nước lên. Chúc gia đình mình có bữa ăn với tô bún thang thơm ngon đúng hương vị thanh mát của người Hà Nội.

3/ Những lưu ý trong cách nấu bún thang
Khi nấu bất kì món ăn nào dù là đơn giản nhất đều sẽ có những lưu ý riêng. Khi nấu bún thang cũng thế, các đầu bếp của Yêu bếp nhà xin đưa ra một vài lưu ý cho các chị em khi nấu bún thang
– Nước dùng trong veo và thanh mát là đòi hỏi tất yếu của món ăn này, nên quá trình hầm xương các bậc nội trợ phải vớt bọt liên tục
– Bún thang được gọi là bún thang và trở nên nổi bật vì các nguyên liệu đều tách riêng nhau và khi ăn người nấu mới bốc từng cái vào như bốc thang thuốc bắc, do đó khi nấu xong nguyên liệu nào là các mẹ phải chuẩn bị đĩa hoặc bát để xếp ra, trình bày gọn gàng đẹp mắt dễ nhìn để người nấu ăn có thể bốc đúng thứ tự
– Khi rán trứng để ăn với bún, người rán không được quá tay, trứng sẽ khô và nhanh nguội, không giữ được mùi thơm, mà phải để lửa vừa, trứng có độ mềm nhất định.
– Khi luộc, không để gà chín quá sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, nhạt và trở nên dai. Luộc gà phải để lửa âm ỉ và không vội vàng.
Biết cách nấu bún thang ngon sẽ giúp các bậc nội trợ hiện thực hóa nhiều món ăn ngon và cầu kì khác cho gia đình của mình. Với cách nấu bún thang này Yêu bếp nhà hi vọng các chị em nội trợ có thể chia sẻ với mọi người xung quanh để những công thức nấu ăn ngon được lan tỏa.