Lẩu cua xuất xứ từ làng quê Việt Nam, là nét ẩm thực mang đậm hương vị nông thôn Việt Nam. Đây cũng là món ăn mà bất cứ người con xa xứ nào cũng nhớ về. Vậy nguyên liệu cách chế biến món lẩu cua như thế nào, các bậc nội trợ hãy cùng Yêu bếp nhà khám phá qua những chia sẻ sau đây của các đầu bếp hàng đầu Việt Nam
Chỉ với vài bước làm cơ bản, gia đình mình đã có nồi lẩu cua nghi ngút mùi thơm của đồng quê.
Mục lục bài viết
1/ Nguyên liệu cần thiết để nấu món lẩu cua
Đi chợ mua nguyên liệu là thói quen của các bậc nội trợ hàng ngày, vậy để nấu món lẩu cua các bậc nội trợ phải ghi nhớ chuẩn bị những nguyên liệu nào. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đơn giản nhưng quyết định đến chất lượng của món ăn
– Cua: 1kg (có thể là cua đồng hoặc cua biển)
– Xương ống: 0.5kg
– Đậu hũ: 3 bìa
– Bún tươi: 1kg
– Rau ăn kèm: rau muống, rau mùng tơi, rau chuối thái bào,… mỗi loại rau 300g
– Sả 3 củ, hành tím, tỏi băm, cà chua 3 quả
– Gia vị thông dụng: dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm

2/ Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu cua
Lẩu cua đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể nấu ngon và chuẩn vị. Sau đây Yêu bếp nhà sẽ giới thiệu chi tiết đến các bậc nội trợ cách nấu nồi lẩu cua thơm ngon chuẩn vị nhất
2.1 Sơ chế nguyên liệu
Với cua
Cua đồng sau khi mua về, người nấu đổ vào thau nước, cho vài thìa muối vào và xóc đều tay nhiều lần. Làm cách này sẽ cho cua ra hết chất bẩn và các chất cặn dính lên mình cua rồi rửa lại từ 2 đến 3 lần với nước lã
Sau đó người nấu dùng tay và một vài kĩ thuật đơn giản gỡ mai lấy gạch bỏ ra chén riêng. Chú ý không để cua cắp, ảnh hưởng đến tâm lý của người nấu ăn. Phần càng cua vừa gỡ các bậc nội trợ cho vào máy xay để xay nhuyễn, hoặc dùng cối và chày giã nhuyễn
Sau đó dùng nước hầm xương để lọc cua ở công đoạn sau
Với xương ống
Xương ống muốn sạch và khử hết mùi hôi phải trần qua nước sôi, khoảng 2 đến 3 phút sau rửa sạch với nước lọc, và đem đi ướp để xương có gia vị
Ướp xương: 500g xương ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 củ hành giã nhuyễn, 1 thìa dầu ăn, đảo đều để xương thấm các gia vị
Với các nguyên liệu khác: Rau mồng tơi, cắt bỏ phần cuống già, nhặt sạch các lá úa và lá héo. Rau muống nhặt tương tự như rau mồng tơi nhưng rau muống ăn lẩu cua nên cắt hình sợi. Hoa chuối mua ngoài chợ, các mẹ dùng bào bào mỏng chuẩn bị một chậu nước muối để hoa chuối khử bợt nhựa và không bị chát. Các loại rau các mẹ nên rửa với nước sạch từ 2 đến 3 lần, sau đó vớt ra rổ
Đậu hũ rửa sạch cắt thành các miếng nhỏ hình vuông, đậu hũ có thể rán với dầu vàng thơm hoặc để nguyên là đậu hũ trắng
Bún tươi trần qua nước sôi cắt nhỏ vừa ăn và chia làm hai miếng.
2.2 Tiến hành nấu lẩu cua
Bước 1: Nấu nước dùng xương ống và tiện thể làm gạch cua
Các bậc nội trợ chọn nồi hầm xương với kích thước vừa hoặc lớn, bắc lên bếp phi hành thơm rồi cho xương vào xào sơ qua, thịt ở xương ống săn đổi màu, cho tiếp tục 1.5 lít nước để hầm xương. Hầm trên bếp khoảng 30 phút, trong thời gian đó, dùng tăm để tạch gạch cua chỉ lấy phần gạch bỏ phần mai đi.
Gạch cua được lấy hết bỏ ra bát và khi xương hầm sôi các mẹ tiến hành cho gạch cua vào trong nồi ninh
Bước 2: Nấu lẩu cua
Phần nước ninh xương ống được các mẹ đổ ra bát tô to hoặc ca đựng. Dùng rây và và nước dùng vừa ninh để lọc phần cua giã nhuyễn ở công đoạn trước
Lọc qua rây 2 lần, để đảm bảo các vụn của càng cua không lẫn vào trong phần nước dùng.
Tiếp theo bắc nồi nấu khác lên bếp, phi hành thơm và thả cà chua vào đảo đều, cho 1 muỗng nước mắm để cà chua có vị đậm đà, cà chua hơi chuyển màu đổ hỗn hợp vừa lấy được sau khi lọc ninh trên bếp đến khi sôi
Khoảng 20 phút các bậc nội trợ đã có nồi nước dùng cua thơm ngon mùi cua đồng hoặc cua biển tùy các bậc nội trợ lựa chọn khi đi chợ. Lúc này nồi nước dùng chưa đậm đà nên người nấu phải nêm nếm gia vị để tăng thêm độ ngon cho món ăn.

2.3 Nêm nếm gia vị
Lẩu cua đồng thanh mát giải nhiệt trong những ngày hè phải được nêm nếm một cách khéo léo. Với 1kg cua các mẹ nên cho thêm 1/2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột canh, 1 thìa mì chính, sả đã đập dập cùng với một chút sa tế
Hương vị của nồi lẩu cua đồng là sự kết hợp tinh tế của cái ngọt thơm nồng, béo ngậy của riêu cua, vị chua chua bắt mũi từ các gia vị và các loại rau xanh nhúng kèm. Khi cảm nhận được mùi hương này tức là các bậc nội trợ đã nấu thành công
2.4 Bày đồ ăn lên bàn lẩu cua
Nồi lẩu cua để đẹp mắt nên được đặt chính giữa, các mẹ có thể cho rau và đậu vào trước khi dùng nhà mình không phải đợi luôn
Rau mùng tơi rau chuối hay rau muống xếp đều ra các đĩa để ở hai bên, bún tươi cũng tương tự để thuận tiện cho mọi người
Ăn kèm với lẩu cua trong những ngày hè không thể thiếu bia hơi hoặc nước ngọt. Ga trong đồ uống sẽ tăng thêm vị ngon và kích thích vị giác mọi người ăn.

3/ Những lưu ý khi nấu lẩu cua
Nếu đây là lần đầu tiên các bậc nội trợ chế biến món lẩu cua, phải chú ý những lưu ý sau trước khi bắt đầu nấu món lẩu cua
– Khi chọn cua, phải chọn cua ngon, nên chọn cua đồng thay vì cua công nghiệp, để phân biệt chính xác cua đồng và cua công nghiệp, khi đi chợ người mua nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua.
+ Cua đồng thật có vỏ bóng, màu vàng tươi, càng cua nhỏ. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, ngọt và dai
+ Còn với cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng cua khá to, khi lấy tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua bở nát, có vị mặn
– Nếu gia đình mình có khẩu vị thích cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái, thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Con cua cái thì vỏ yếm lớn hơn so với con cua đực
– Nên nấu lẩu của vào đầu hoặc giữa những tháng hè oi bức vì cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua so với trung bình gầy ốm và ít thịt, mất đi vị hấp dẫn nhất định của món ăn
– Khi tách cua, để việc xé cua trở nên dễ dàng hơn, cho cua ngâm trong nước đá lạnh nó sẽ nằm im để cho các chị em tách mai hoặc các chị em có thể dùng găng tay bẻ càng cua trước rồi mới xé cua để cua không cắp được người
– Khi xay hoặc giã cua, cho một chút muối vào giã để cua dẻo và mịn hơn. Không cho nước vào khi giã cua đồng thời hạn chế nước nhất khi có thể vì khi giã sẽ bắn lên người ngồi, gây mùi tanh lên quần áo
– Lẩu cua là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hàm lượng đạm và canxi phù hợp các bé nhưng sẽ tổn hại đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua nấu chưa chín hay cua sống dễ gây bệnh sán lá phổi. Ngoài ra, nếu gia đình mình có những thành viên mắc các triệu chứng sau không được ăn cua đặc biệt cua đồng:
+ Người nhà tiêu chảy, đang bị cảm lạnh
+ Người nhà có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
+ Người mới ốm dậy, …
Những ngày hè oi bức, lẩu cua sẽ là món ăn cứu cánh cho cả gia đình mình. Tuân thủ các bước làm và những lưu ý mà Yêu bếp nhà đưa ra sẽ giúp các bậc nội trợ thành công trong lần nấu đầu tiên giúp gia đình mình được thưởng thức nồi lẩu cua thơm ngon hấp dẫn