Cách nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt đơn giản tại nhà

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Lẩu gà khô cay Đà Lạt là món ăn chắc chắn phải thử khi thực khách đặt chân đến miền đất du lịch Đà Lạt, hương vị thơm ngon của các loại thảo mộc khiến cho ai đã từng thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên. Các bậc nội trợ hoàn toàn có thể nấu lẩu gà khô cay đặc biệt này cho gia đình mình thưởng thức mà không cần phải ra hàng hay đến Đà Lạt vì đã có những đầu bếp của Yêu bếp nhà.

Với công thức chi tiết và hướng dẫn tỉ mỉ, Yêu bếp nhà tin rằng sẽ giúp các bậc nội trợ chinh phục thành công món lẩu này.

1/ Nguyên liệu cần thiết để nấu món lẩu gà khô cay Đà Lạt

Dưới đây các bậc nội trợ cần ghi nhớ những nguyên liệu sau để đi chợ và chế biến thành công món lẩu gà khô cay Đà Lạt. Công đoạn đi chợ đầu tiên và cũng là quan trọng quyết định đến thời gian chất lượng món ăn.

+ Thịt gà: 500Gr (dành cho 2 người ăn)

+ Hoa hồi 2 cái, ớt khô 50gr

+ Khoai tây 3 củ, ớt chuông 2 trái, cà rốt 2 củ, tiêu xanh 50 gr, tỏi 5 củ, gừng 50 gr giã nhuyễn

+ Bột quế 1/2 thìa cà phê

+ Rau ăn kèm: xà lách 2 cây, dưa leo 2 trái, nấm đông cô 40 gr

+ Bún tươi: 1kg

Cách nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt
Nguyên liệu cho món lẩu gà khô cay: hoa hồi bột quế

2/ Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt

Khác với nhiều món lẩu gà, lẩu gà khô cay Đà Lạt không có nước dùng, và có đặc trưng là khô, chỉ có một chút nước từ gà tiết ra có thể ăn với bún tươi, chi tiết cách nấu được các đầu bếp gợi ý như sau. Các mẹ hãy ghi nhớ và tiến hành từng bước làm thật cẩn thận tỉ mỉ nhé

2.1 Sơ chế nguyên liệu

– Với thịt gà

+ Thịt gà mua về dùng muối và gừng chà sát lên các bề mặt, sau đó rửa sạch 2 đến 3 lần với nước và tiến hành thái.

+ Thịt gà thái theo thớ giúp công đoạn thưởng thức thuận tiện hơn. Ướp gà để gà có hương vị cay cay ngọt ngọt tê tê ở đầu lưỡi. 500gr thịt gà các bậc nội trợ nên ướp với một thìa dầu ăn, 1 thìa hạt nêm, 1 củ hành tím, 2 nhánh tỏi và 2 nhánh gừng.

+ Ướp thịt gà trong vòng 15 phút, nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc tô ướp các loại nguyên liệu, đảm bảo độ vệ sinh an toàn thực phẩm

Cách nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt
Ướp gà cho lẩu gà khô cay Đà Lạt

– Với các nguyên liệu khác

+ Ớt chuông rửa sạch trong nước muối loãng, bổ làm 4 rồi tiến hành thái hạt lựu, thái ớt chuông phải cẩn thận để không mất đi phần hạt có trong quả ớt

+ Dưa leo sau khi ngâm nước muối, vớt ra nạo vỏ và thái vát để ăn với thịt gà. Rau xà lách các mẹ phải bỏ rễ, nhặt và rửa sạch từng lá, vì lá xà lách bám đất bụi bẩn. Rửa thật sạch xà lách vì nó dùng để ăn sống

+ Nấm đông cô sau khi ngâm trong nước lọc từ 3 đến 4 phút, nở ra, các mẹ cắt phần rể và thái đôi, xếp ra đĩa để lát thưởng thức với gà

+ Khoai tây rửa sạch gọt vỏ, để bớt nhựa người nấu nên ngâm khoai tây trong nước lã ngay khi thái khoai ra, khoai tây nên bổ làm bốn phần đều nhau, cà rốt dùng dao nạo và thái hình chữ nhật nhỏ. Các nguyên liệu này người nấu cần để riêng ra một đĩa.

2.2 Tiến hành nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt

– Người nấu bắc chảo có đường kính lớn từ 25cm đến 30cm, cho dầu ăn xào hoa hồi với ớt khô và tiêu hạt cùng một lượng nhỏ bột quế, 3 tép tỏi đập dập thái nhuyễn, gừng khoảng 5 phút cho dậy vị, hỗn hợp có mùi thơm đặc trưng của thảo mộc thì tiếp tục cho gà vào xào chín rồi mới cho rau củ đảo sơ là được.

– Phải cho gà vào trước vì gà lâu chín hơn các loại rau củ như khoai tây cà rốt, cà rốt nên bỏ trước khoai tây vài phút. Dùng lửa ở mức độ vừa và đảo đều các hỗn hợp lên sao cho ngấm đều gia vị. Để tránh bị cháy người nấu trong quá trình đảo có thể thêm một chút nước lọc. Gà chín thơm vàng ươm, mọng nước khi ăn thử cay cay tê tê là món lẩu gà khô cay Đà Lạt đã thành công đến 90%.

2.3 Nêm nếm gia vị món lẩu gà khô cay Đà Lạt

– Dùng đũa ăn thử một miếng gà, nếu thấy vừa rồi thì không cần thêm gia vị nào nữa, nhưng gà chỉ có vị thơm và ngọt mà chưa có vị cay đủ, thì lúc này người nấu cho thêm tương ớt chiên su vào đảo đều lại trên bếp trong 2 phút, những ngày đông lạnh giá vị cay của gà sẽ làm cho những bữa ăn gia đình thêm ấm cúng

– Dọn lẩu ra bàn ăn cho thêm ít nước, gia đình mình khi ăn hãy ăn kèm với nấm đông cô, rau xà lách, dưa leo thái vát. Với bún khi ăn gia đình mình nên nhúng sơ qua nước tiết ra từ gà khô cay là có thể ăn được rồi. Lẩu gà khô cay Đà Lạt đậm vị, cay cay kèm với bún dọn ra cho cả gia đình ngày cuối tuần mùa đông là tuyệt vời nhất đó.

Cách nấu lẩu gà khô cay
Bàn lẩu gà khô cay có thể kèm bánh mì

3/ Những lưu ý khi nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt

Không phải bậc nội trợ nào lần đầu tiên nấu lẩu gà khô cay Đà Lạt sẽ thành công được, để hạn chế tốt nhất những lỗi mắc phải khi tiến hành nấu sẽ giúp nồi lẩu gà khô cay của gia đình mình mang lại hương vị chuẩn hơn. Một vài lưu ý sau của Yêu bếp nhà sẽ giúp ích cho các chị em

– Khi chọn thịt gà, nên chọn phần ngon nhiều chất dinh dưỡng của con gà là phần ức gà, khi người mua ấn vào mà thấy miếng ức gà có thể đàn hồi lại ngay, sờ cũng thấy mềm thì đó là phần gà còn tươi ngon, có thể mua được, hãy thái ức gà nhỏ vừa ăn để khi lẩu gà khô cay và săn chắc hấp dẫn

– Khi nấu lẩu gà khô cay, để lửa nhỏ và đều nếu đây là lần đầu tiên các bậc nội trợ vào bếp vì gà xào trên chảo rất nhanh cháy, có mùi khét, ảnh hưởng đến chất lượng của những món ăn

– Nồi lẩu gà khô cay Đà Lạt sẽ hấp dẫn hơn khi ăn nóng và ăn kèm với các loại rau xanh thanh mát, vị ngọt ngọt cay cay tê tê ở đầu lưỡi hòa cùng vị mát của rau xanh sẽ làm gia đình mình nhớ mãi món ăn này.

Lẩu gà khô cay Đà Lạt hợp với những người trẻ trong gia đình vì hương vị thơm lừng cay cay ngọt ngọt, và không hợp dành cho người có tiền sử các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa kém

Trên đây là công thức lẩu gà khô cay Đà Lạt thơm ngon bổ dưỡng mà Yêu bếp nhà gợi ý đến các bậc nội trợ. Dù không thể đến Đà Lạt nhưng chỉ cần có yêu bếp nhà các bậc nội trợ vẫn sẽ nấu được các món ăn đặc sản ăn là thèm cho gia đình và người thân của mình

 

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img