Hướng dẫn cách làm lẩu gà khô ngon số 1 Việt Nam ngay tại nhà

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Lẩu gà khô là định nghĩa mới mẻ trong ngành ẩm thực vì thông thường các bậc nội trợ khi nhắc đến lẩu là nhắc đến nước và không thể khô. Sự sáng tạo trong ngành ẩm thực đã cho ra đời món lẩu gà khô thơm ngon bổ dưỡng và đơn giản để làm tại nhà. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp cùng Yêu bếp nhà để nấu lẩu gà khô chuẩn vị vùng cao

1/ Nguyên liệu cần thiết để nấu món lẩu gà khô

Lẩu gà khô mang hương vị thơm ngon đăc trưng của nhiều loại rau củ quả, để ra được mùi vị đặc trưng ấy, khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng. Những nguyên liệu để nấu lẩu gà khô bao gồm

– Đùi gà: 3 chiếc (cho 3 người ăn)

– Tôm nõn: 200gr

– Cải thảo: 1 mớ

– Bí đao: nửa quả

– Bông cải xanh: 1 cây

– Cà chua, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm hương, bắp ngô Mỹ, cà rốt, hành tây, ngò

– Tỏi băm, ớt, mè rang, giấm, nước tương, dầu mè

– Gia vị: đường, muối, mì chính hay bột ngọt, hạt nêm, bột canh, tiêu,…

Cách nấu lẩu gà khô
Đùi ga ta thơm ngon để nấu lẩu gà khô

2/ Hướng dẫn chi tiết cách nấu món lẩu gà khô

Để nấu món lẩu gà khô ngon như ngoài hàng và thành công ngay trong lần đầu tiên, các bậc nội trợ phải đi theo những bước làm như sau. Đầu tiên là khâu sơ chế nguyên liệu

2.1 Sơ chế nguyên liệu

Vơi đùi gà

– Đùi gà mua từ chợ về các chị em rửa sạch với hỗn hợp rượu trắng và gừng, chà sát gừng lên phần đùi gà để gà hết mùi tanh. Sau đó rửa lại một lần nữa với nước lã, chặt gà thành các khúc nhỏ rồi mang đi ướp

– Ướp gà: 3 đùi gà ướp với 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngột, 1/2 thìa gừng, 1 thìa dầu ăn. Đảo đều hỗn hợp trong tô xong lấy màng bọc thực phẩm để bọc tô lại đảm bảo sạch sẽ

Với tôm nõn

– Tôm mua về các mẹ ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa sạch một lần nữa với nước lọc

Với các nguyên liệu khác

– Cải thảo, tách bẹ cắt nhỏ vừa ăn, bông cải xanh cắt bỏ cuống và thân, mỗi bông cải nhỏ chẻ làm đôi, bí đao gọt vỏ, bỏ ruột và thái vát nhỏ hình chữ nhật. Với những nguyên liệu là rau xanh trê các mẹ phải rửa nhiều lần với nước, vì rau hay bám cát và bụi bẩn

– Cà chua rửa qua nước rồi thái múi cau, cà rốt gọt vỏ, thái hình hoa. Ngô lấy dao chặt thành các khúc

– Nấm đùi gà, nấm hương và nấm kim châm cắt bỏ phần gốc rễ sau khi rửa sạch để ráo xếp ra đĩa. Với nấm hương, phải ngâm trong nước nóng 5 phút người nấu mới cắt được rễ vì nấm hương là loại nấm khô mua được ở chợ

– Hành tây dùng dao lột bỏ vỏ rồi cắt múi cau, để xa hành khỏi tầm mắt để tránh bị cay mắt. Gừng cạo vỏ, cắt lát.

2.2 Tiến hành nấu món lẩu gà khô

Với đặc trưng là món lẩu không có nước, nên công đoạn nấu trên bếp của lẩu gà khô rất độc đáo

Bước 1: Nấu lẩu

Các mẹ chọn nồi nấu kích thước to và rộng, lần lượt xếp vào nồi các nguyên liệu theo thứ tự sau: trước tiên là ngô Mỹ, thịt đùi gà đã ướp, cải thảo, cà rốt, nấm đùi gà, bí đao. Tiếp theo là xếp tôm nõn, gừng cắt lát, cà chua, hành tây, nấm kim châm, nấm hương, bông cải xanh lên trên.

Sau đó các bậc nội trợ đậy nắp lại và nấu trong vòng 10 phút với mức nhiệt vừa. 10 phút trôi qua, các mẹ mở nồi và kiểm tra xem các nguyên liệu đã chín và dùng được chư, nếu thịt gà mua ngoài chợ là thịt gà già thì các mẹ nên để tiếp 5 phút nữa.

Tránh trường hợp khi nấu lẩu gà khô bị cháy, thịt gà sát vào nồi thì nên chọn nồi nấu xịn, chống dính và nên đổ một bát nước, khi nước cạn chỉ cần lẩu gà khô

Cách nấu lẩu gà khô
Gà nấu lẩu gà khô khi chín có màu vàng tươi hấp dẫn

Bước 2: Pha nước chấm

Trong quá trình nấu lẩu gà khô, chỉ gà được tẩm ướp gia vị còn tôm nõn và các loại rau củ quả chưa được ngấm gia vị, gia đình mình sẽ cần một bát nước chấm thơm ngon để tăng hấp dẫn cho món ăn. Bát nước chấm đưa những thức ăn đi vào dạ dày dễ dàng hơn.

Công thức pha nước chấm được Yêu bếp nhà gợi ý cho các bậc nội trợ như sau: cho vào chén nhỏ phần ớt đã xay, hành lá cắt nhỏ, cùng 1 muỗng cà phê giấm hoặc chanh, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu mè, 2 muỗng canh nước tương rồi trộn đều cho các gia vị hòa tan vào nhau. Rắc mè rang lên bát nước chấm nhà mình là xong.

Bát nước chấm hoàn hảo làm cho bàn lẩu gà khô nhiều màu sắc đa dạng hơn.

2.3 Thành phẩm sau khi nấu lẩu gà khô

– Nồi lẩu gà khô khi chín sẽ có mùi thơm đặc trưng của các loại rau xanh hòa với mùi thịt gà thơm nức mũi, xếp lần lượt ra đĩa và chuẩn bị thưởng thức cùng nước mắm chua chua cay cay. Màu sắc của nồi lẩu gà khô là sự kết hợp hài hòa của màu vàng ở thịt gà, màu đỏ của tôm nõn, màu xanh diệp lục của các loại rau củ, màu vàng rượm của ngô, màu cam. Với màu sắc này nấu cho các bé trong gia đình sẽ kích thích vị giác của các bé.

– Cùng vào bàn lẩu và thưởng thức món ăn thôi nào gia đình mình ơi

Cách nấu lẩu gà khô
Bàn lẩu gà khô với nước chấm

3/ Những lưu ý khi nấu lẩu gà khô

Vì lẩu gà khô đặc trưng và khác biệt nên có nhiều lưu ý cho các chị em khi nấu món ăn này, các chị em chú ý để hoàn thành món ăn cho gia đình nhanh chóng và tiết kiệm thời gian

Khi chọn thịt gà đùi, chỉ cần gà chọn là gà công nghiệp món ăn này sẽ mất hết hương vị quê đậm đà vốn có của nó. Người đi chợ phải chọn được đùi gà ta, da vàng có tính đàn hồi thì khi ăn thịt gà mới ngọt và săn chắc.

Để chặt gà không bị ngắt nên chọn dao sắc bản to và người chặt phải chặt dứt khoát

Khi nấu lẩu trên bếp, người nấu phải thật chú ý, nếu không gà sẽ cháy và chưa chín, ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn. Nên cho 1 bát nước khi nấu lẩu gà khô, khi cạn nước có thể đổ thêm, do chất lượng nồi đun nấu và bếp của mỗi gia đình khác nhau, nên để an toàn các bậc nội trợ nên cho nước

Lẩu gà khô với vị ngọt béo của đùi gà vị ngọt sắc và thơm của tôm nõn, cũng như vị thanh thanh của các loại rau củ sẽ làm say đắm những ai đã từng một lần thử qua món ăn này. Chúc các bậc nội trợ chế biến thành công cho gia đình mình thưởng thức. Hãy đến với Yêu bếp nhà khi các bậc nội trợ cần bất cứ sự giúp đỡ nào trong căn bếp nhà mình

 

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img