Gà kết hợp với ngải cứu tạo nên nhiều món ăn độc đáo, trong đó có lẩu gà ngải cứu. Hàm lượng dinh dưỡng, protein, vitamin và chất sơ mà lẩu gà ngải cứu mang lại rất tốt cho những người vừa bệnh và cần nhiều đề kháng. Để nấu lẩu gà ngải cứu cung cấp nhiều dinh dưỡng cho gia đình, các bậc nội trợ tham khảo những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia tại Yêu bếp nhà
Chỉ với vài bước làm đơn giản, các bậc nội trợ đã hoàn thành món lẩu gà ngải cứu giàu dinh dưỡng và thơm ngon.
Mục lục bài viết
1/ Nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu gà ngải cứu
Lẩu gà ngải cứu với hai nguyên liệu chính là thịt gà và ngải cứu, ngoài ra để nấu lẩu gà ngải cứu ngon chuẩn vị người nấu cần chuẩn bị thêm
+ 1 con gà ta (nặng khoảng 2kg)
+ 2 bó ngải cứu
+ 4 bìa đậu phụ, 5 quả trứng vịt lộn
+ 1 gói gia vị thuốc Bắc
+ Gia vị cần thiết: dầu ăn, gừng tươi, hành tím, muối, mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
+ Rau nhúng lẩu ăn kèm: rau muống, cải thảo, cải ngọt, mồng tơi…, cùng với các loại nấm nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà

2/ Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà ngải cứu
Dưới đây Yêu bếp nhà sẽ giới thiệu chi tiết các bước làm cho các bậc nội trợ lần đầu tiên nấu lẩu gà ngải cứu. Tiến hành các bước làm tỉ mỉ cẩn thận và dùng tâm huyết của người nấu, các bậc nội trợ sẽ chinh phục thành công món lẩu gà ngải cứu
2.1 Sơ chế nguyên liệu
– Gà
Gà mua ngoài chợ về các mẹ tiến hành cắt tiết và làm lông gà. Đun một nồi nước sôi để làm lông gà thật sạch. Dùng dao sắc mổ bụng moi ruột và làm sạch ruột bằng chanh và muối.
Rửa gà với nước sạch sau đó các chị em tiếp tục dùng gừng và rượu chà sát cả trong lẫn ngoài con gà, tráng với nước thật sạch rồi đem đi chặt.
Khi chặt gà phải chặt phần cổ, cánh và chân trước, sau đó bổ đôi và chặt thành các miếng nhỏ có chiều rộng khoảng 2cm đến 3cm.
Ướp gà: Dùng phần cổ cánh và chân để ướp hầm lấy nước lẩu, với trọng lượng cả con gà là 2kg, phần cổ cánh chân nên ướp với 2 thìa bột ngọt, 2 thìa hạt nêm, 2 thìa nước mắm, 1 củ gừng giã nhuyễn, 1 củ sả thái dập. Đảo đều trong bát ướp gà và dùng màng bọc ni lông để tránh vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn
Với các bậc nội trợ không có khả năng làm gà, mình nên mua gà làm sẵn và nhờ người bán chặt hộ, để khi mang về chỉ cần rửa sạch và ướp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành món lẩu gà ngải cứu

– Rau ngải cứu
Sau khi mua về, các chị em nhặt sạch rau, loại bỏ rễ, lá úa, héo nhặt phần cọng già, chỉ ăn phần non. Vì khi dùng rau ngải cứu già nhúng lẩu ăn rất dai và đắng, giảm đi độ ngon của món ăn
– Với nguyên liệu khác
Các loại nấm mua về ăn kèm với lẩu các mẹ phải rửa sạch trong nước muối loãng, cắt phần rễ, thái nhỏ nếu là nấm đùi gà, nấm đông cô, với nấm kim châm chỉ cần tách nhỏ các sợi nấm. Để nấm ráo nước sau đó người nấu xếp ra đĩa
Đậu phụ trắng mua về rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cắt thành hình vuông đều, có thể rán đậu với dầu vàng óng hoặc để đậu trắng nhúng lẩu
Các loại rau nhúng lẩu phải được nhặt sạch sẽ không để lá già và héo úa, với lá rau cải hay bị sâu các bậc nội trợ phải chú ý. Rửa rau với ba lần nước, đem đi vẩy cho nhanh ráo nước rồi xếp ra đĩa để tiến hành công đoạn tiếp theo
2.2 Tiến hành nấu lẩu gà ngải cứu
Bước 1:
Bước đầu tiên, người nấu bắc nồi ninh nước lẩu lên bếp, chọn nồi có trọng lượng to và chứa được 3 lít nước, cho dầu và hành tím vào phi thơm, khi hành chín ngả vàng cho thịt gà vào xào, lấy phần thịt cổ cánh đã ướp, xào đều tay, để lửa to sau đó mới đổ 1.5 lít nước vào hầm gà. Nước hầm gà sôi, cho vào nồi gói gia vị thuốc bắc để tạo mùi thơm
Bước 2:
Nồi nước dùng sau khi ninh 20 phút bắc ra, các mẹ tiến hành cho rau ngải cứu và thịt gà nhúng lẩu để tăng thêm mùi vị cho nồi nước lẩu. Mùi rau ngải cứu thơm hòa quyện với mùi thuốc bắc, ngấm vào từng thớ thịt và xương gà là các mẹ đã có bản hoàn thành món lẩu gà thuốc bắc.
Cuối cùng, các mẹ triết sang nồi ăn lẩu và bầy lên bàn lẩu gia đình mình với các loại rau và đồ nhúng lẩu

2.3 Nêm nếm gia vị
Để nồi lẩu gà ngại cứu đậm đà thơm ngon đến giọt nước dùng cuối cùng, các mẹ phải cho thêm gia vị 1 thìa bột canh, 2 thìa hạt nêm, 2 thìa bột ngọt, sa tế và ớt. Với bước nêm nếm gia vị các bậc nội trợ có thể tuân theo công thức hoặc linh hoạt để phù hợp với khẩu phần ăn của mỗi gia đình
Pha nước chấm lẩu gà ngải cứu nếu gia đình mình muốn đậm đà khi thưởng thức món ăn. Để pha nước chấm lẩu nhanh các mẹ có thể tận dụng gói lẩu thái để pha, 1 thìa cà phê bột lẩu thái, 1 thìa bột canh hảo hảo với 3 thìa nước lẩu và 1 quả quất. Công thức pha nước chấm, chấm thịt gà nhúng lẩu này là ngon tuyệt hảo, thịt gà vừa chua chua vừa cay cay ngọt thơm mùi gà
3/ Những lưu ý khi nấu lẩu gà ngải cứu
Những chú ý mà Yêu bếp nhà đưa ra các mẹ phải thận trọng và ghi nhớ kĩ khi chế biến món lẩu gà ngải cứu
Khi chọn gà để nấu lẩu ga ngải cứu phải chọn giống gà ta hoặc gà đông cảo, gà nuôi, không chọn gà công nghiệp rẻ tiền vì thịt nó bở và không có đủ độ ngọt béo mùi thơm. Gà ta ngon là chân gà có cựa, đứng vững, sờ vào thịt gà săn chắc, da ở vùng cổ đỏ hoặc có màu sáng hơn
Khi nấu lẩu gà, công đoạn cho thuốc bắc phải chú ý, nếu hầm thuốc bắc trên bếp quá lâu sẽ nát và ngược lại không bổ sung nhiều dinh dưỡng vì trong quá trình nấu đã bay theo hơi. Trứng vịt lộn khi ăn cùng lẩu gà phải nhúng thật lâu, không nên vớt ra sớm, vì điều này dễ gây ngộ độc
Lẩu gà ngải cứu rất hợp với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, đem lại hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn, nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây thừa chất, thừa cân.
Những chia sẻ bổ ích từ Yêu bếp nhà mong rằng sẽ là hành trang quý báu của các bậc nội trợ trong hành trình đưa dinh dưỡng từ các bữa ăn đến các thành viên trong gia đình. Lẩu gà ngải cứu là một trong số rất nhiều món lẩu dinh dưỡng mà Yêu bếp nhà khuyên các bậc chị em nấu cho gia đình mình, để đa dạng thực đơn hơn nữa, các mẹ hãy ghé qua đây để được hỗ trợ giúp đỡ.