Chia sẻ bí quyết tự nấu lẩu cua đồng đậm đà vị quê hương nhanh gọn tại nhà

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Vị béo ngậy của riêu cua kết hợp với cái thanh ngọt, tươi mát của các loại rau dân dã đã khiến lẩu cua đồng trở thành món ăn được nhiều người nhớ mãi không quên. Mặc dù không quá khó nấu nhưng để có một nồi lẩu cua đồng thơm ngon chuẩn vị, hãy bỏ túi ngay những bí quyết được chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam bật mí dưới đây!

1. Nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu cua đồng

– 600 gram đến 800 gram cua đồng.

– 300 gram đến 400 gram xương ống.

– 400 gram đến 600 gram thịt bò.

– 300 gram đến 400 gram đậu phụ.

– 200 gram đến 300 gram váng đậu.

– 200 gram đến 300 gram hành lá.

– 01 củ tỏi.

– 01 củ gừng.

– 01 củ hành khô.

– 02 đến 03 củ sả.

– 03 đến 04 quả cà chua.

– Rau nhúng lẩu: Rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau xà lách, rau tía tô, rau rút, giá,… (tuỳ khẩu vị).

– Gia vị: Muối, hạt tiêu, đường, hạt nêm, sa tế, nước mắm, dầu ăn,…

Cua đồng, thịt bò, xương ống, rau củ,... là những nguyên liệu chính cần chuẩn bị để làm lẩu cua đồng
Cua đồng, thịt bò, xương ống, rau củ,… là những nguyên liệu chính cần chuẩn bị để làm lẩu cua đồng

2. Hướng dẫn chi tiết nấu lẩu hải sản chuẩn vị

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Với cà chua:

Rửa sạch cà chua rồi dành một nửa cắt hình hạt lựu, một nửa cắt hình múi cau.

Với hành lá:

– Nhặt bỏ rễ và lá úa của hành lá rồi đem rửa sạch với nước.

– Dùng dao thái nhỏ hành lá thành những đoạn với chiều dài khoảng 0.5 cm.

Với hành khô:

– Bóc vỏ hành khô rồi rửa sạch bằng nước.

– Dùng dao thái hành khô thành những khoanh mỏng hoặc có thể đập dập rồi băm nhỏ.

Với sả:

Rửa sạch sả với nước, để ráo rồi dùng dao đập dập, cắt thành từng khúc nhỏ.

Với gừng, tỏi:

– Loại bỏ phần vỏ của tỏi và gừng, rửa sạch với nước rồi để ráo.

– Dùng dao đập dập gừng và tỏi rồi băm nhuyễn.

Với rau, nấm:

– Rau và nấm mua về cần được nhặt sạch phần rễ và lá úa.

– Rửa rau và nấm rồi ngâm chúng trong nước muối pha loãng từ 15 đến 30 phút.

– Sau 15 đến 30 phút, vớt rau và nấm ra rồi để ráo nước.

Với đậu phụ:

– Dùng dao thái đậu phụ thành những miếng vuông vừa miệng ăn.

– Bắc chảo lên bếp, bật bếp rồi đợi chảo nóng lên và đổ dầu ăn vào.

– Đợi tới khi dầu ăn đủ nóng, hãy cho đậu vào và rán vàng đều cả hai mặt.

– Khi đậu đã chín vàng đều cả hai mặt, gắp đậu ra và xếp gọn vào một chiếc đĩa riêng.

Với cua đồng:

– Đổ cua đồng vào một thau nước, cho vào thau một vài thìa muối biển rồi xóc đều tay từ 10 đến 15 phút để loại bỏ hết chất bẩn bám trên mình cua.

– Rửa lại cua đồng nhiều lần với nước sạch.

– Dùng tay lật phần yếm dưới bụng cua rồi lấy dao đâm vào điểm lõm để cua duỗi thẳng chân và càng.

– Tách mai cua và trứng xốp bên ngoài phần yếm dưới bụng cua.

– Sử dụng tăm để lấy gạch cua rồi cho riêng vào một chiếc chén nhỏ.

– Với phần thịt và mai cua còn lại, hãy rửa bằng nước sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.

– Sau 15 phút, vớt thịt và mai cua ra rồi rửa lại với nước một lần nữa rồi để ráo.

– Khi thịt và mai cua đã ráo nước, chị em hãy đem đi xay nhuyễn.

– Bây giờ, hoà phần cua đã được xay nhuyễn với 1.5 đến 02 lít nước sạch rồi bóp nhuyễn đều tay trong khoảng 05 phút để lấy đi toàn bộ chất dinh dưỡng có trong cua.

– Dùng rây lọc để loại bỏ phần bã cua và chỉ giữ lại nước cốt.

Cà chua, sả, cua đồng,... cần được sơ chế đúng cách trước khi tiến hành nấu lẩu
Cà chua, sả, cua đồng,… cần được sơ chế đúng cách trước khi tiến hành nấu lẩu

Với xương ống:

– Xương ống mua về cần được chà xát bằng muối biển để làm sạch và khử khuẩn.

– Rửa sạch xương ống với nước rồi để ráo.

– Khi xương ống đã ráo nước, hãy dùng dao chặt xương thành những miếng vừa ăn.

– Chần xương ống từ 02 đến 03 lần nước sôi để loại bỏ mùi tanh hôi đặc trưng.

Với thịt bò:

– Dùng dao thái thịt bò thành từng lát mỏng.

– Cho thịt bò vào một chiếc bát rồi thêm vào bát gừng, tỏi đã được băm nhuyễn cùng một số gia vị như hạt tiêu, muối, hạt nêm,…

– Trộn đều thịt bò cùng gừng, tỏi và các loại gia vị rồi ướp trong khoảng 20 phút.

2.2. Tiến hành nấu lẩu

Bước 01: Ninh xương

– Đặt nồi lên bếp rồi đổ vào nồi từ 1.5 đến 02 lít nước.

– Cho xương ống đã được cắt miếng cùng một ít hành, gừng vào nồi để tạo mùi thơm và bật bếp, đun sôi.

– Khi nước trong nồi đã sôi, hãy vặn nhỏ bếp rồi ninh xương trong khoảng 30 phút.

– Sau 30 phút khi xương đã được ninh xong, chị em hãy tắt bếp và vớt hết xương và hành, gừng ra, chỉ giữ lại duy nhất phần nước cốt.

Bước 02: Nấu nước dùng

– Đổ phần nước cua đã sơ chế trước đó vào cùng nồi đựng nước dùng xương.

– Bật bếp rồi đun nước trên lửa vừa.

– Khi nước sôi, hãy vớt thịt cua nổi trên bề mặt nước ra một chiếc bát riêng.

Bước 03: Thêm gia vị cho nước dùng

– Đặt một chiếc nồi khác lên bếp, bật bếp rồi đợi chảo nóng thì đổ dầu ăn vào.

– Khi dầu ăn đã đủ nóng, cho hành phi thái lát mỏng vào đảo đều tay tới khi hành dậy mùi thơm.

– Đợi tới khi hành được phi thơm, hãy thả cà chua vào xào.

– Cho thêm vào chảo 01 thìa cà phê nước mắm để làm dậy mùi thơm của cà chua rồi đảo thật đều tay.

– Thêm gạch cua vào xào cùng cà chua trong khoảng 02 đến 03 phút cho tới khi gạch cua tan ra.

– Đổ nước hầm xương cùng nước riêu cua đã làm xong trước đó vào nồi rồi đun sôi.

– Nêm nếm thêm các loại gia vị theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình rồi tắt bếp.

2.3. Trang trí cho bàn lẩu

Đặt nồi lẩu lên bếp điện rồi bày ra chính giữa bàn ăn. Để bàn ăn lẩu thêm phần đẹp mắt, chị em nên xếp rau và nấm thành từng nhóm riêng biệt rồi chia ra thành các đĩa nhỏ, tạo sự thuận tiện cho mọi thành viên trên bàn ăn.

Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia bữa ăn cũng như hình dáng bàn ăn, chị em hãy bài trí sao cho các món nhúng được đặt ở vị trí cân đối, hài hoà, thuận tiện cho tất cả mọi người.

Lẩu cua đồng mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng
Lẩu cua đồng mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng

3. Những lưu ý cần nhớ khi nấu lẩu cua đồng

Là món ăn mang đậm hương vị dân dã của miền thôn quê Việt Nam, tuy nhiên để có một nồi lẩu cua đồng chuẩn vị, chuyên gia ẩm thực đề xuất một số lưu ý dành cho chị em nội trợ trong quá trình nấu lẩu như sau:

– Khi làm nước cua, chị em nên xay hoặc giã cua kèm theo một ít muối để vỏ cua không bị bắn ra ngoài. Như vậy, sau khi đun sôi nước cua, phần riêu cua cũng có thể đóng thành từng bánh ngon miệng hơn.

– Khi bắt đầu đun nước dùng xương ống và nước cua, hãy dùng đũa khuấy nhẹ từ 01 đến 02 lần để riêu cua không bị dính vào đáy nồi.

– Khi nước dùng bắt đầu sôi, tuyệt đối không được sử dụng đũa để khuấy, tránh làm nát riêu cua.

– Trong quá trình xào cà chua để chế biến nước lẩu, chị em nên cố gắng dầm nhuyễn để về sau nước lẩu có màu sắc đẹp mắt hơn.

– Lượng đồ ăn trong công thức trên đây phù hợp với một gia đình có 04 thành viên. Vì vậy, căn cứ vào số lượng thực tế, các bà nội trợ cần xem xét và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp, tránh việc bị thừa hoặc thiếu.

Lẩu cua đồng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị béo ngậy của cua cũng như vị thanh thanh, ngọt mát của các loại rau, nấm dân dã. Lưu ngay công thức độc quyền được gợi ý bởi những chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam để có cơ hội chiêu đãi các thành viên trong gia đình món ăn tuyệt vời này nhé!

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img