Hướng dẫn cách nấu bún giò heo thơm ngon trọn vị, đậm đà

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Bún giò heo là món ăn đảm bảo được tiêu chí vừa ngon vừa cung cấp đủ dưỡng chất  thiết yếu cho bữa sáng của người dùng. Vậy cách nấu bún giò heo ngay tại nhà như thế nào? Hãy cùng đầu bếp của nhà hàng 5 sao thực hiện món này với 3 bước đơn giản sau.

1. Nguyên liệu cần thiết để nấu bún giò

Lượng nguyên liệu cần thiết để nấu bún giò heo cho khẩu phần ăn của 4 – 5 người:

– Giò heo: 1kg

– Bún tươi: 1kg

– Sả: 5 củ

– Các loại rau ăn kèm/rau thơm: xà lách, tía tô, húng quế, húng lủi, bắp chuối, rau muống, giá đỗ, hành lá, chanh, ớt, tỏi…

– Các loại gia vị cơ bản: mì chính, hạt nêm, bột canh, đường…

Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu để nấu bún giò

Đối với giò heo:

Cần chọn những chân giò heo rắn chắc, khi ấn tay vào thịt cảm nhận được sự đàn hồi cao. Đó là phần chân giò mới, còn tươi ngon. Đồng thời quan sát đường cắt mặt thịt xem có khô ráo hay không, nếu thấy khô thì mới nên mua.

Quan sát màu sắc – mùi trên giò heo để chọn được phần giò nấu bún giò heo ngon. Chọn những giò heo có màu sắc tươi sáng – màu hồng tự nhiên, không có mùi hôi tanh bất thường.

Đối với bún tươi:

Bún tươi sạch sẽ có màu hơi đục, trắng ngà, sợi bún không mịn màng, bóng láng như bún được làm qua hoá chất. Mặc dù bún sạch cũng có độ dai nhất định nhưng thường mềm và dễ bị nát. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi chua tự nhiên từ bột gạo ngâm.

Khi mua bún tươi cần chọn những cơ sở có uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm của bún. Tránh những nơi bán bún có mùi chua bất thường vì đó thường là bún đã để lâu, ôi thiu, ăn vào không tốt cho cơ thể.

Những nguyên liệu cần thiết để nấu bún giò
Những nguyên liệu cần thiết để nấu bún giò

2. Hướng dẫn chi tiết cách nấu bún giò chuẩn vị

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế giò heo:

Khi mua giò heo về chị em nội trợ cần cạo sạch phần lông heo bằng dao hoặc lưỡi lam. Sau đó, sử dụng muối chà xát xung quanh bề mặt của chân giò để loại bỏ một phần mùi hôi, tanh từ thịt.

Kế đến chặt chân giò ra thành từng khúc vừa ăn, nên chặt mỗi khúc dài khoảng 1.5 – 2 đốt ngón tay. Để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi của chân giò heo các mẹ cần trần giò heo qua nước sôi khoảng 1 – 2 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Giò heo đã ráo nước cần ướp với các gia vị: 1/2 muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ớt, 2 nhánh tỏi băm, 2 củ sả băm nhỏ. Nên ướp trong khoảng 20 – 25 phút để lượng gia vị được ngấm đều vào thịt giò heo.

Sơ chế các loại nguyên liệu còn lại để nấu bún giò:

Bún: trụng bún qua nước sôi khoảng 30 giây để loại bỏ bớt mùi chua và giúp cho sợi bún có độ dai hơn.

Hành lá: cắt bỏ phần gốc và rễ của hành lá rồi đem đi rửa với nước sạch. Sau đó cắt hành ra thành từng khúc nhỏ để trang trí cho bát bún.

Các loại rau: nhặt sạch những phần rau không ăn được như: rau già, rau héo úa, rau sâu…rồi rửa rau với nước sạch. Sau đó, ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa lại với nước sạch. Cuối cùng, vẩy rau để rau nhanh ráo nước.

2.2. Tiến hành nấu bún giò

Bước 1: Phi thơm các nguyên liệu

Sử dụng chảo để phi thơm nguyên liệu. Bắc chảo lên bếp rồi thêm vào 2 muỗng dầu ăn. Khi dầu ăn nóng hãy thêm vào 2 nhánh tỏi băm 3 củ sả băm và 2 trái ớt băm. Đảo đều các nguyên liệu cho đến khi thấy nguyên liệu ngả dần sang màu vàng và dậy mùi thơm là được.

Để nước lèo bún giò được đẹp mắt, khi phi thơm nguyên liệu các mẹ nội trợ hãy thêm vào 3 muỗng dầu màu điều.

Bước 2: Nấu nước lèo bún giò

Cho vào nồi lớn khoảng 2 – 2.5 lít nước, các mẹ nội trợ nên dựa vào mức ăn của gia đình mình mà tăng/giảm lượng nước lèo cho phù hợp. Tiếp đế, cho phần giò heo đã sơ chế vào và nấu cho đến khi nước sôi.

Nước sôi thì cần giảm lửa nhỏ và tiếp tục hầm thêm 30 – 45 phút để giò được chín nhừ, nước được ngấm vị ngọt từ xương.

Bước 3: Thêm gia vị cho nước lèo

Sau khi nước sôi được khoảng 25 phút hãy bắt đầu thêm gia vị cho nước lèo. Cần cho vào 2 muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng muối, 1 muỗng đường. Khuấy đều để cho gia vị được tan đều ra trong nước và cho vào hỗn hợp nguyên liệu đã phi thơm để tạo hương vị cho nước lèo.

Cuối cùng, các mẹ nội trợ cần nếm lại nước lèo một lần cuối trước khi tắt bếp để đảm bảo vị của nước lèo phù hợp với khẩu vị của cả nhà.

2.3. Trang trí cho tô bún

Lấy ra một lượng bún vừa đủ với kích thước của bát tô. Nên lấy bún vơi hơn so với miệng bát, không lấy bằng hoặc nhiều hơn miệng bát sẽ dễ làm vương bún khi ăn. Đổ nước lèo vào bún rồi thêm chanh, ớt, hành lá rắc đều lên bề mặt tô bún. Cuối cùng, hãy ăn kèm với rau thơm/rau sống để thưởng thức được trọn vị của bún giò heo ngon như ngoài quán.

Tô bún giò thơm ngon hấp dẫn người dùng
Tô bún giò thơm ngon hấp dẫn người dùng

3. Những lưu ý cần nhớ khi nấu bún giò

Với giò heo:

Giò heo dùng để nấu bún nên chọn giò sau. Vì giò sau thường nhiều thịt, xương nhỏ dễ chế biến cũng như dễ ăn hơn. Hơn nữa, chị em nội trợ nếu có điều kiện hãy mua giò heo đã chặt sẵn để tiết kiệm thời gian chuẩn bị nguyên liệu.

Khi nấu nước lèo bún giò:

Trong quá trình nấu mà xuất hiện các bọt trắng nổi lên mặt nước cần vớt hết các bọt ra để giữ được độ trong cho nước lèo.

Không nên hầm chân giò quá lâu sẽ làm người ăn cảm thấy bị bở và nhanh ngán. Chỉ nên hầm ở mức chín vừa đủ để giữ được độ dai giòn sần sật từ giò heo.

Mẹo giúp nước lèo thơm và ngon hơn:

Ngoài sử dụng giò heo để nấu nước lèo, các mẹ nội trợ hãy sử dụng thêm các nguyên liệu khác như: xương heo, củ cải, cà rốt, khoai tây…để nước dùng thơm ngon trọn vị hơn.

Bún giò heo với nước dùng ngon ngọt. đẹp mắt
Bún giò heo với nước dùng ngon ngọt. đẹp mắt

Trên đây là cách nấu bún giò cũng như là những lưu ý để nấu bún giò được ngon chuẩn vị hơn. Các chị em nội trợ hãy vào bếp làm thử và khoe thành quả của mình ở phần comment dưới đây nhé!

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img