Những ngày thời tiết trở lạnh được ngồi bên gia đình thưởng thức món lẩu gà thập cẩm thì còn điều gì tuyệt hơn thế nữa. Để giúp các bà nội trợ biết cách làm lẩu gà thập cẩm cho gia đình, đầu bếp 5 sao sẽ hướng dẫn chi tiết cách nấu món lẩu này tại nhà ngay sau đây.
Mục lục bài viết
1. Những nguyên liệu và lưu ý khi chuẩn bị nấu lẩu gà thập cẩm
Những nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu gà thập cẩm cho gia đình 5 người:
– Gà: con gà khoảng 1.7 kg
– Khoai tây: 400 g
– Cà rốt: 300 g
– Nấm rơm: 100 g
– Dừa nạo: 500 g
– Các loại thịt ăn cùng: thịt heo, thịt bò…
– Các loại hải sản ăn cùng: tôm, cua, sò…
– Các loại rau ăn cùng: bắp, rau xà lách, rau mồng tơi, rau muống, cải bẹ xanh, các loại nấm…
– Một số nguyên liệu khác ăn kèm: bún, phở, mì tôm, bánh đa…
– Các loại gia vị cần thiết: dầu ăn, bột ngọt, sa tế, đường, hạt nêm, bột canh, bột cà ri khô, bột cà ri nước, ớt, tỏi, tiêu, sả…
Một số chú ý khi chọn nguyên liệu để nấu lẩu gà thập cẩm
– Đối với các loại thịt
Nên chọn những phần thịt có màu đỏ tươi và đều màu, tránh mua những phần thịt có màu nhợt nhạt, xanh tím hoặc phần cạnh có màu xám.
Khi ấn tay vào thịt, phải cảm nhận được sự săn chắc của thịt, đó mới là thịt ngon. Nếu thịt đã bị ướt, nhão thì đó là thịt đã để lâu và không còn tươi ngon nữa.
Thịt dùng để ăn lẩu nên chọn những phần thịt nạc có xen một chút mỡ. Không nên chọn thịt mỡ quá sẽ dẫn đến nhanh ngán.
– Đối với các loại hải sản
Cần tránh các loại hải sản có một số đặc điểm sau: hải sản có mùi lạ, không tanh, thịt bị nhợt nhạt, ít nhớt, cơ thể mềm nhũn…Những đặc điểm đó chứng tỏ hải sản không còn tươi, đã để lâu ngày, chứa các chất bảo quản.
Với các loại hải sản tươi ngon khác nhau sẽ có những lưu ý khác nhau. Nhưng nhìn chung, các bà nội trợ nên chọn những loại hải sản còn sống, dày mình, thịt không bị nát hay rữa, có độ đàn hồi cao.
– Đối với các loại rau, củ
Cần chú ý hình dạng bề ngoài của các loại rau, củ cần mua. Nên mua những loại rau, củ còn nguyên vẹn, lành lặn, có màu sắc tự nhiên. Tránh mua những loại đã bị héo úa, trầy xước, thâm nhũn ở phần cuống.

2. Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà thập cẩm chuẩn vị
2.1 Sơ chế nguyên liệu
– Hướng dẫn sơ chế gà
Thịt gà cần được làm sạch sẽ rồi chặt ra thành từng khúc vừa ăn. Đem gà đi ướp với gia vị để gà được đậm vị, khi ăn sẽ ngon hơn.
Với 1.7 kg gà, thường sẽ được ướp với: 1 ít tiêu, 1 ít bột ngọt, ½ muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 2 nhánh tỏi băm nhỏ, 1.5 muỗng cà ri khô, 1.5 muỗng cà ri nước và thêm 1 chút sả băm.
Thêm vào gà ướp một ít màu hột điều đỏ để gà cũng như nước lẩu có màu đẹp mắt hơn. Thời gian ướp gà khoảng 28 – 32 phút.
– Hướng dẫn sơ chế các loại thịt
Với các loại thịt ăn kèm, các bà nội trợ chỉ cần rửa sạch để ráo nước. Sau đó, cắt thịt ra thành từng miếng mỏng. Để các loại thịt ra đĩa riêng để đến khi ăn thì nhúng vào nước lẩu.
Để phần thịt được ngọt vị, vừa miệng hơn các mẹ nên ướp thịt với gia vị trong khoảng 20 – 25 phút.
– Hướng dẫn sơ chế các loại hải sản
Hải sản cần rửa sạch và loại bỏ những phần không ăn được (ở một số loại hải sản). Rồi cũng đem hải sản bày ra đĩa để sau sẽ nhúng nước lẩu.
– Hướng dẫn sơ chế dừa nạo
Dừa nạo mua về thì vắt ra thành 1 bát nước cốt dừa và 3 bát tô nước dão.
– Hướng dẫn sơ chế các loại rau, củ để ăn lẩu
Các bà mẹ nội trợ cần loại bỏ phần gốc rễ của rau không ăn được. Nhặt sạch những phần rau bị héo, úa hoặc bị sâu. Sau đó rửa với nước sạch, ngâm qua rau với nước muối loãng để loại bỏ một số sinh khuẩn có hại. Nếu loại rau quá dài (rau muống, rau cần…) thì cần cắt ra thành từng khúc vừa ăn.
Với các loại củ thì cần gọt vỏ và làm sạch với nước. Tiếp đó cắt ra thành các khúc dày 1.5 – 2 cm để nấu với nước lẩu.
Còn các loại nấm, các mẹ cũng cần loại bỏ phần gốc và rửa sạch với nước muối loãng.
2.2 Tiến hành nấu lẩu
Bước 1: Xào nguyên liệu và gia vị
Làm nóng nồi trên bếp rồi thêm vào 4 muỗng dầu ăn. Khi dầu ăn đã nóng thì cho vào 2 nhánh tỏi đã băm nhỏ, 1 muỗng bột cà ri khô, 1 muỗng bột cà ri nước, màu hạt điều. Xào các gia vị cho đến khi dậy mùi thơm.
Tiếp đó cho phần gà đã sơ chế vào để xào qua cho đến khi thịt gà được thăn lại. Trong quá trình xào cần điều chỉnh lửa phù hợp để tránh tình trạng bị cháy nồi.
Bước 2: Hầm gà và các nguyên liệu khác
Khi gà được xào thăn lại thì thêm vào nồi phần nước dừa và dừa dão đã sơ chế. Rồi nấu với lửa to cho đến khi nước hầm sôi. Sau đó, lại cho nhỏ lửa và hầm gà khoảng 30 – 35 phút để gà được chín mềm.
Gà chín rồi thì cho nấm, khoai tây, cà rốt vào hầm chung. Hầm thêm khoảng 10 – 15 phút nữa để phần nguyên liệu mới cho vào được chín đều từ trong ra ngoài.
Bước 3: Điều chỉnh gia vị
Đến bước này, các bà nội trợ chỉ cần nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình là được. Rồi nếm lại các nguyên liệu một lần nữa để đảm bảo các loại nguyên liệu đã được chín đều, mềm ngọt. Nếu mọi thứ đã xong thì cùng dọn mâm để cả nhà thưởng thức thôi nào.
2.3 Trình bày, trang trí nồi lẩu gà thập cẩm
Đặt bếp và nồi lẩu ra giữa bàn ăn. Kế đến sắp xếp các đĩa thịt, hải sản, rau, bún, mì đã sơ chế xung quanh nồi lẩu. Nên làm thêm các bát gia vị để ăn kèm với nguyên liệu nấu lẩu, như vậy món lẩu sẽ thơm và đậm đà hơn.

3. Những lưu ý cần nhớ khi nấu lẩu gà thập cẩm
– Nguyên liệu nấu lẩu
Với món lẩu gà thập cẩm này, các bà nội trợ không cần thiết phải tuân theo những nguyên liệu ở trên mà có thể linh động thay đổi để phù hợp với sở thích ăn uống của gia đình.
– Khi nấu lẩu
Nếu sợ trong quá trình ăn bị thiếu nước lẩu, các bà nội trợ hãy hầm trước phần cổ gà, cánh gà, chân gà để lấy nước. Sau đó thiếu nước thì cho phần nước này vào để giữ được độ ngọt của nước lẩu.
– Khi thưởng thức nồi lẩu gà thập cẩm
Trong quá trình ăn luôn để lửa nhỏ để giữ cho nước lẩu được ấm, nóng. Khi nhúng các nguyên vào nước lẩu, tuỳ vào khẩu vị của mỗi người mà ăn lúc chín kỹ hoặc chín tái. Không nên ăn thịt hay hải sản còn sống quá vì sẽ bị tanh và không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Với sự hướng dẫn cách làm lẩu gà thập cẩm của đầu bếp chuyên nghiệp ở trên, các bà nội trợ hãy tự tin vào bếp và trổ tài làm món lẩu thơm ngon, đậm đà này cho cả nhà thưởng thức ngay thôi.