Lẩu gà lá é chuẩn vị Đà Lạt chiêu đãi cả gia đình

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Lẩu gà lá é đậm là món ăn mà chắc chắn ai đặt chân đến Đà Lạt cũng từng thử và mê mẩn bởi hương vị đậm đà, thơm ngon. Giờ đây, chị em không cần phải đi đâu xa, các chuyên gia ẩm thực sẽ hướng dẫn cách làm lẩu gà lá é đậm chất Đà Lạt ngay tại nhà và cực kỳ đơn giản.

1. Nguyên liệu cần thiết làm lẩu gà lá é

Với khẩu phần ăn là 4 – 5 người, chị em cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

– Gà: 1 con khoảng 1 – 1.2kg

– Lá é trắng: 300gram

– Ớt xiêm xanh: 50gram

– Nấm bào ngư: 300gram

– Măng tươi: 300gram

– Sả: 5 nhánh

– Tỏi, hành tím: 2 củ/ mỗi loại

– Bún tươi rối: 800gram

– Một số gia vị thông thường: hạt nếm, nước mắm, bột ngọt, đường,…

Nên chọn mua các nguyên liệu ở các cơ sở, địa điểm uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh
Nên chọn mua các nguyên liệu ở các cơ sở, địa điểm uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh

2 Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu gà lá é

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Hướng dẫn sơ chế thịt gà:

– Gà rửa sạch với nước muối pha loãng. Để khử mùi hôi, dùng hỗn hợp chanh + muối tinh, chà xát trực tiếp lên thân gà. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh và chặt thành từng khúc, miếng vừa ăn, không quá nhỏ.

– Với 1 – 1.2kg thịt gà, ướp cùng với: 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng canh đường, ½ số hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn.

– Trộn đều, bọc kín bằng màng kín bọc thực phẩm.

bi 26 min
Thịt gà sẽ ngon và đậm vị khi được ướp trong 30 phút

– Thời gian ướp: 30 phút

Hướng dẫn sơ chế các loại rau củ quả:

– Lá é: nhặt kỹ, lấy những ngọn tươi, non, bỏ lá bị dập, héo, sâu. Tiếp đó, mang đi rửa sạch, để vào rổ, chờ ráo nước. Rồi cắt lá é nhỏ.

– Măng: cắt miếng vuông hoặc lát mỏng. Kế đến, luộc sơ qua 1 lần để thải hết độc tố trong măng. Lưu ý: khi luộc bắt buộc phải mở nắp để độc tố theo hơi nước bốc ra ngoài. Nước sôi, để loại bỏ vị đắng, chị em vớt măng ra và rửa lại bằng nước lạnh.

– Hành tím, tỏi, sả: đập dập, băm nhuyễn.

– Nấm bào ngư: cắt bỏ phần gốc già, ngâm và rửa với nước muối pha loãng 10 phút. Rửa thêm bằng nước sạch rồi xé thành các sợi nhỏ và để ráo.

– Ớt xiêm xanh: bỏ cuống, cắt và giã nhuyễn.

2.2. Tiến hành nấu lẩu gà lá é

Bước 1: Xào sơ qua thịt gà

– Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào nồi, khi dầu sôi, phi thơm vàng hết phần tỏi, hành, sả băm còn lại.

– Thêm phần thịt gà đã ướp vào, dùng đũa đảo đều tay để thịt gà hơi săn lại.

Bước 2: Chế biến nước lẩu gà lá é

– Khi gà đã săn lại, thêm 2 lít nước sạch vào nồi vừa xào qua thịt gà, đun sôi ở mức lửa to. Đổ thêm nước dừa tươi để giữ vị ngọt tự nhiên của nước dùng.

– Sau khi nước sôi, vặn nhỏ lửa lại, thêm phần măng đã luộc cùng nguyên liệu sả. Trong thời gian đợi nước sôi, chị em nên vớt bỏ bọt thừa để nước dùng được trong và thơm hơn.

– Thời gian hầm nước dùng: 15 – 30 phút để gà chín mềm.

Bước 3: Nêm nếm gia vị

– Thêm các nguyên liệu còn lại vào bao gồm nấm bào ngư, lá é xắt nhỏ, ớt xiêm đập dập.

– Cuối cùng, chị em nêm nếm lại độ mặn, ngọt của nước dùng sao cho phù hợp và bổ sung thêm các loại gia vị khác tùy theo khẩu vị. Có thể thêm: 5 muỗng canh bột nêm, 5 muỗng canh đường phèn.

– Đợi nước sôi thì tắt bếp.

Bước 4: Làm muối é chấm ăn kèm

– Cho ra bát các gia vị sau đây để làm nước chấm ăn kèm: 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối hạt, 5 trái ớt xiêm xanh, 30gram lá é vào cối, giã nhuyễn.

– Sau khi giã, chị em sẽ có ngay chén nước chấm ăn kèm làm tăng hương vị của món ăn.

3. Trang trí cho món lẩu gà lá é

Múc nước dùng ra nồi lẩu mini, đặt giữa mâm. Các đồ ăn kèm bày xung quanh nồi lẩu để vừa đẹp mắt vừa thuận tiện với các thành viên trong gia đình. Chia làm 2 – 3 chén muối é. Vặn lửa nhỏ liu riu để phần nước lẩu sôi nhẹ, ăn cùng bún và các loại rau sẽ rất hấp dẫn.

4. Những lưu ý Cần Nhớ khi nấu lẩu gà lá é Đà Lạt

Với công thức và nguyên liệu như trên dành cho 4 – 5 người ăn, tùy theo số lượng thành viên, chị em hãy điều chỉnh lượng nguyên liệu cho phù hợp. Để có một nồi lẩu thơm ngon đậm đà, chị em cũng cần lưu ý những điều sau:

– Lá é khi ăn đến đâu nhúng đến đó để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó.

– Khi sơ chế gà, chị em không nên chặt quá nhỏ, không quá to. Nên chặt miếng vừa ăn và loại bỏ phần phao câu để nước dùng không bị mất hương vị vốn có.

– Cần sơ chế kỹ măng như hướng dẫn trên để loại bỏ hết độc tố và vị đắng trong măng.

– Khi xào sơ qua gà, không nên cho quá nhiều dầu ăn vì mỡ gà sẽ tiết ra thêm trong quá trình nấu. Chỉ nên lấy khoảng 2 – 3 muỗng canh dầu ăn vì nếu quá nhiều, người ăn sẽ cảm thấy ngấy và gây ngán.

Lẩu gà lá é vừa ngon vừa bổ dưỡng sẽ là món ăn phù hợp cho những ngày se lạnh để gia đình và bạn bè sum họp.

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img