Lẩu mắm từ lâu đã trở thành đặc sản quen thuộc và phổ biến của người dân vùng sông nước miền Tây. Mọi du khách khi đến thăm nơi đây đều không thể bỏ qua món lẩu mắm cá linh. Cùng khám phá lý do khiến lẩu mắm nổi tiếng và cách nấu lẩu mắm thơm ngon, chuẩn vị ngay tại nhà nhé.
Mục lục bài viết
1. Nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu cháo cá quả
– Mắm cá linh: 250gram
– Mắm cá sạc: 150gram
– Xương heo: 600gram
– Thịt heo ba chỉ: 300gram
– Tôm: 300gram
– Cá ba sa: 300gram
– Mực ống: 300gram
– Thịt bò: 200gram
– Nước dừa tươi: 500ml
– Bún rối: 1kg
– Một số gia vị thông thường: đường phèn, dầu ăn, bột canh, hạt nêm, nước nắm, …
– Một số loại rau : dứa (200gr); sả (3 cây); ớt sừng (10 trái); hành lá (10gr); hành tím băm (10gr); ớt băm (3gr); sả băm (3gr)
– Một số loại rau thả lẩu: rau đắng, bắp chuối bào, rau muống, bông bí, bông điên điển, cà tím, … tùy theo sở thích.

2. Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu bò nhúng dấm chuẩn vị
2.1 Sơ chế nguyên liệu
Hướng dẫn sơ chế xương heo:
– Trước hết, xương ống heo phải làm sạch, khử mùi kĩ với nước muối pha loãng và gừng đập dập.
– Sau đó, chặt thành từng miếng vừa ăn và luộc sơ qua nước sôi trong 5 phút nhằm loại bỏ phần bọt và chất bẩn.
– Rửa sạch với nước một vài lần nữa rồi để ráo.
Hướng dẫn sơ chế các loại hải sản (tôm, cá ba sa, mực ống):
– Sơ chế mực ống hết mùi tanh và sạch
Đem rửa sạch với nước. Dùng một lực nhẹ nhàng để kéo râu và ruột khỏi phần thân nực. Rút phần xương sống màu trắng ra khỏi thân mực.
Chị em giữ chặt phần đầu con mực, dùng tay kéo lên phía trên để loại bỏ lớp da mực. Cắt bỏ ruột mực, túi đen, mắt mực và rửa sạch với nước.
Sau khi để ráo nước, dùng dao khứa sọc chéo trên thân mực và cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2 – 3cm vừa ăn. Hoặc dùng kéo khứa vảy rồng, cắt theo hình bông hoa cho đẹp mắt.
– Đối với tôm:
Tôm rửa sạch với nước. Cắt phần râu tôm. Tùy theo sở thích của từng gia đình, chị em có thể bóc vỏ hoặc để nguyên phần vỏ.
– Đối với cá ba sa:
Cá ba sa làm sạch nhớt và khử mùi tanh cá bằng nước muối với chanh hoặc giấm. Chà trực tiếp muối trắng lên thân cá để loại bỏ hoàn toàn nhớt trên cá.
Rửa lại với nước nhiều lần rồi cắt thành từng khúc nhỏ vừa.
Hướng dẫn sơ chế thịt ba chỉ:
– Thịt ba chỉ mua về rửa với nước sạch. Ngâm thịt với nước muối pha loãng trong 10 phút để khử mùi hôi. Chị em có thể áp dụng thêm vài lát gừng đập dập, chanh hoặc rượu tráng để khử mùi hôi của thịt hiệu quả nhất.
– Sau đó, vớt thịt ra và rửa lại một vài lần dưới vòi nước chảy. Dùng dao cắt các miếng thịt sao cho vừa ăn, không nên quá dày.
Hướng dẫn sơ chế rau củ quả:
– Sả rửa sạch, ½ băm nhuyễn, ½ để nguyên cây đập dập.
– Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, cắt theo từng khúc tròn dày hoặc miếng dài. Cà sau khi cắt phải ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 3 phút để tránh tình trạng thâm. Sau đó, vớt ra và rửa lại với nước sạch.
– Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn.
– Ớt sừng rạch đôi, loại bỏ hạt. Cắt lát xéo hoặc tỉa hoa dùng để trang trí cho nồi lẩu mắm.
– Dứa cắt lát mỏng thành từng miếng vừa ăn.
– Các loại rau thả lẩu nhặt sạch phần hư, héo, ngâm và rửa nhiều lần với nước muối pha loãng. Để ráo nước.
2.2. Tiến hành nấu lẩu mắm
Bước 1: Ninh nước hầm xương heo
– Chuẩn bị 2 lít nước và cho xương heo vào. Đun sôi trong 1 giờ với rửa nhỏ liu riu để xương tiết ra vị ngọt tự nhiên.
– Sau đó, lọc xương ra bát để giữ lại phần nước dùng.
Bước 2: Lọc mắm cá nấu lẩu
– Lấy mắm cá linh và mắm cá sặc cùng 200ml nước hầm xương vào nồi, đun sôi.
– Để lửa ở mức nhỏ liu diu, sau đó đợi trong khoảng 10 phút cho đến khi tan đều, mắm rã hết thì tắt bếp. Chị em sử dụng công cụ chuyên dụng hoặc rây để loại bỏ phần xương của cá, giữ lại phần nước.
Bước 3: Chế biến nước lèo lẩu mắm
– Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn và phi thơm các loại tỏi băm, sả băm, hành đến khi dậy mùi thơm.
– Khi các nguyên liệu trên đã vàng thơm, cho thịt ba chỉ vào xào và thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm. Đảo đều tay đến khi thịt săn lại.
– Tiếp đó, lần lượt cho hỗn hợp nước hầm xương và nước luộc mắm vào nồi, thêm 1 ít sả đã cắt khúc và đập dập. Đậy nắp lại, đun sôi trong vòng 5 phút ở mức lửa vừa phải.
– Khi nước sôi, thả phần dứa cắt lát để nồi nước lèo có mùi thơm. Nêm nếm gia vị với ½ muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh đường và 1 ít nước mắm.
– Cuối cùng, thả phần cà tím vào đến khi chín thì tắt bếp.

3. Trang trí cho nồi lẩu mắm
Vậy là món lẩu mắm của chị em đã hoàn thành xuất sắc rồi. Bây giờ, hãy cho hỗn hợp nước lèo vừa chế biến ra một nồi riêng, đặt trên bếp điện ở giữa bàn.
Xếp các loại rau vào đĩa. Đặt hải sản trên một lớp rau xà lách sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn hơn. Bày biện các loại rau thả lẩu ở xung quanh nồi lẩu là có thể thưởng thức được rồi.
Đừng quên chuẩn bị thêm chén nước mắm thêm vài lát ớt hoặc nước chấm me để ăn cùng món lẩu mắm trứ danh nhé.
4. Những lưu ý cần nhớ khi thực hiện lẩu mắm
Để có một nồi lẩu mắm chuẩn hương vị của người miền Tây, các chị em nên bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây:
– Các nguyên liệu khi chọn mua phải đảm bảo độ tươi và sạch, khi sơ chế không để nguyên liệu quá chín, tránh khi thả sẽ mềm rã.
– Mắm cá là thành phần không thể thiếu. Mắm cá linh và mắm cá sặc đều có mùi vị đặc trưng riêng, khi kết hợp sẽ tạo hương vị thơm ngon, chuẩn vị cho món lẩu. Vì vậy, nên đảm bảo các cơ sở bán mắm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn.
– Có thể thay nước hầm xương heo bằng nước hầm xương từ gà
– Cà tím rất nhanh chín nên khi nấu nước lèo phải cho phải sau cùng để không bị mềm nhừ.
– Thịt và các loại hải sản khi ăn chỉ nên thả trong khoảng 30 – 50 giây để thịt vừa chín tới và không bị mềm rã
– Nếu có thêm nước dừa sẽ tạo vị ngọt tự nhiên cho nước dùng lẩu mắm, còn nếu không có, có thể thay thế bằng nước lọc thông thường.
Với bí quyết của các Bếp trưởng, chị em sẽ bỏ túi cho mình một công thức nấu lẩu mắm thơm ngon, đậm đà cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé.