Những món ăn cho trẻ mầm non sau bữa trưa dinh dưỡng

Món Ăn Phổ Biến Hàng Ngày

Một thực đơn với đầy đủ món mặn, món xào,… là việc cần thiết để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Đến với bài viết hôm nay, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam sẽ giới thiệu tới các độc giả thực đơn cho trẻ mầm non sau bữa trưa, bao gồm há cảo hấp, bánh su kem, sinh tố rau củ quả, sữa tươi, sữa chua, súp gà trứng, chè đậu hũ, khoai lang nấu táo, bánh bông lan đảm bảo dưỡng chất cho bé!

1. Há cảo hấp

Đứng đầu tiên trong danh sách thực đơn những món ăn cho trẻ mầm non sau bữa trưa chính là há cảo hấp. Nhờ lớp vỏ bánh thơm mềm cùng với phần nhân được nêm nếm đậm đà, há cảo là món ăn hấp dẫn đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Theo Mary-Ann Chiam, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Trung tâm Y tế Allium, Singapore, há cảo có khả năng đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể cần như chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin hay tinh bột,…

Vì vậy, há cảo hấp được coi là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh khi lên thực đơn sau bữa trưa cho con nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều món ăn này để tránh làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

Há cảo hấp là sự lựa chọn hàng đầu của phụ huynh khi lên thực đơn sau bữa trưa cho bé
Há cảo hấp là sự lựa chọn hàng đầu của phụ huynh khi lên thực đơn sau bữa trưa cho bé

2. Bánh su kem

Dựa theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng do nhà xuất bản Y học phát hành năm 2007, trong bánh su kem chứa một lượng khá lớn calo. 100 gram bánh su kem thường chứa 335 Kcal, và 01 chiếc bánh sẽ có khoảng 150 Kcal.

Đây là món ăn rất phù hợp cho bé mầm non vào bữa phụ.

Bởi lúc này, trẻ cần được bù đắp lại năng lượng đã tiêu hao cũng như bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động sau đó. Cha mẹ có thể tham khảo bánh su kem và đưa nó vào thực đơn sau bữa trưa cho con nhỏ.

Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn một lượng bánh vừa đủ để hạn chế tình trạng tích tụ mỡ, gây béo phì về sau.

3. Sinh tố rau củ quả

Sinh tố rau củ quả chứa các dưỡng chất có lợi đối với cả người lớn lẫn trẻ em. Đây là một trong những phương pháp hữu ích nhất giúp các bậc cha mẹ bổ sung trái cây tươi, rau quả, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cho con.

Sinh tố không chỉ thanh mát mà còn chứa lượng lớn các dưỡng chất như enzym, vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác.

Loại thức uống này còn hội tụ đầy đủ các chất chống oxy hóa, giúp xây dựng một cách toàn diện hệ miễn dịch cho trẻ. Việc lựa chọn sinh tố rau củ quả cho thực đơn món ăn cho trẻ mầm non sau bữa ăn trưa là điều hết sức cần thiết mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc.

4. Sữa tươi

Sữa tươi chứa các dưỡng chất rất có lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chiều cao cùng cân nặng. Trong sữa tươi có nhiều vitamin A, vitamin D cùng canxi và phốt pho, giúp cho xương, răng và cơ của trẻ tăng trưởng ổn định.

Thức uống này còn chứa nhiều chất béo rất tốt cho trí não trẻ cùng protein, hydro carbon giúp trẻ lớn nhanh. Với những bé đang trong độ tuổi mầm non, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng từ 300 ml đến 500 ml sữa tươi mỗi ngày.

Trước bữa chính khoảng 02 giờ, chúng ta không nên cho trẻ uống sữa tươi hay ăn các loại đồ ăn vặt khác, tránh tình trạng trẻ sẽ cảm thấy no bụng và lười ăn khi đến bữa chính. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn chính từ 01 đến 02 giờ.

5. Sữa chua

Là nguồn cung cấp protein dồi dào, vậy nên nếu bé không thích ăn thịt, cá,… các bậc phụ huynh cũng không cần phải quá lo lắng, bởi lượng protein trong món sữa chua chẳng hề thua kém các loại thực phẩm kể trên.

Cùng với công dụng cung cấp protein, sữa chua còn có rất nhiều vitamin B, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ nhằm chống lại những tác hại do bức xạ mặt trời hay các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… gây ra.

Bổ sung sữa chua vào bữa ăn phụ cho bé sẽ góp phần tăng cường khả năng chống bức xạ của cơ thể.

Trong sữa chua còn chứa hợp chất tysosine với khả năng xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi của trẻ. Việc cha mẹ bổ sung sữa chua vào thời điểm này sẽ tiếp thêm năng lượng, giúp bé cảm thấy khoẻ và năng động hơn.

Sữa tươi chứa nhiều chất béo rất tốt cho trí não trẻ
Sữa tươi chứa nhiều chất béo rất tốt cho trí não trẻ

6. Súp gà trứng

Súp gà trứng là món ăn nhận được nhiều sự yêu thích tại Việt Nam bởi những công dụng “thần kì” với cả trẻ em và người trưởng thành. Phần thịt gà trong súp chứa một lượng lớn protein, giúp phát triển và duy trì chức năng của nhiều tế bào miễn dịch.

Những tế bào này sẽ giải phóng kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi bị nhiễm lạnh, cảm cúm thông thường. Thành phần trứng trong món súp này còn chứa chất béo và nhiều dưỡng chất khác như sắt, kẽm, đồng, canxi, axit béo, selen, folate, choline và vitamin D, vitamin B12, vitamin E,…

Đây đều là nguồn dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển trí não. Bữa ăn phụ sau buổi trưa là thời điểm thích hợp để cha mẹ cho trẻ ăn súp gà trứng, giúp bổ sung năng lượng, giữ ấm cơ thể trẻ hiệu quả vào mùa đông.

7. Chè đậu hũ

Chè đậu hũ là món ăn đơn giản nhưng lại đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà cha mẹ nên tham khảo cho thực đơn món ăn cho trẻ mầm non sau bữa trưa. Đậu hũ giúp tim của trẻ hoạt động tốt hơn, bởi nó có thể giảm thiểu hàm lượng cholesterol có hại trong cơ thể các bé.

Theo nghiên cứu khoa học được công bố năm 2013 trên tờ báo Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, thành phần đậu hũ có trong món chè này còn được chứng minh chứa nhiều chất isoflavone, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của các tế bào ung thư.

Chè đậu hũ giúp tim của trẻ hoạt động tốt hơn, giảm thiểu cholesterol có hại trong cơ thể trẻ
Chè đậu hũ giúp tim của trẻ hoạt động tốt hơn, giảm thiểu cholesterol có hại trong cơ thể trẻ

8. Khoai lang nấu táo

Các bậc phụ huynh có thể cân nhắc để bổ sung món khoai lang nấu táo vào thực đơn sau bữa trưa cho con nhỏ. Khoai lang chứa lượng lớn chất xơ, giúp hỗ trợ bé tiêu hoá hiệu quả và giảm chứng ợ hơi, khó tiêu.

Axit amin trong khoai lang có khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ, hỗ trợ đẩy phân ra ngoài và hạn chế hiện tượng táo bón ở trẻ.

Với táo, loại quả này không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn hội tụ lượng chất chống oxy hoá khổng lồ. Nếu bổ sung táo vào các món ăn hằng ngày sẽ giúp giảm thiểu cholesterol có hại và gia tăng số lượng cholesterol có lợi cho cơ thể trẻ hiệu quả.

9. Bánh bông lan

Được làm từ những nguyên liệu chính như trứng, sữa tươi, đường, bột mì với hàm lượng canxi, kali, natri, protein, chất béo cùng các loại vitamin A, D và B12,… dồi dào, bánh bông lan là một món ăn rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Đây hoàn toàn là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bữa phụ của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ ăn, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở trẻ cắn miếng nhỏ, nhai kỹ để tránh bị nghẹn.

Từ bài viết được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam tổng hợp trên đây, chắc hẳn rằng các bậc phụ huynh cùng nhân viên nuôi dưỡng đang công tác tại nhiều cơ sở mầm non trên cả nước đã có hiểu biết căn bản về món ăn cho trẻ mầm non sau bữa trưa đảm bảo dinh dưỡng. Trong quá trình này, các bạn hãy lưu ý để tránh nhầm lẫn với những món ăn vặt cũng như làm ảnh hưởng tới bữa chính của con nhỏ nhé!

- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới Nhất

- Advertisement -spot_img

More Recipes Like This

- Advertisement -spot_img